VĂN HỌC VIỆT NAM

NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC VIỆT

TIỂU THUYẾT

ngontinhhiendai

Đăc điểm:

  • Tiểu thuyết là thể loại lớn nhất trong loại tác phẩm tự sự, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong thời kì cận và hiện đại. Ðây là thể loại không bị giới hạn về dung lượng phản ánh hiện thực, cả về không gian cũng như thời gian. Qua tiểu thuyết, người đọc có thể hiểu được một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện, nhiều cảnh ngộ, địa điểm, tình huống…mà khó có thể loại nào có thể đạt được. Các yếu tố khác của tác phẩm văn học, từ đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu…cũng chịu sự chi phối của đặc điểm này.
  • Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống trong tính chất văn xuôi. Nó thể hiện cuộc sống như một thực tại cùng thời và hấp thu vào bản thân mọi yếu tố ngỗn ngang, bề bộn của cuộc đời…bao gồm những bi-hài; cao cả-thấp hèn; vĩ đai-tầm thường, lớn-nhỏ..Chính dung lượng phản ánh hiện thực rộng lớn giúp nhà văn miêu tả nhân vật và hoàn cảnh một cách đầy đủ, toàn diện, tỉ mỉ từ những trạng thái tâm hồn cũng như những mối quan hệ đa dạng, phức tạp khác.

 

Kết cấu:

  • Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đề hoặc theo sở trường của người viết. Thậm chí người ta còn cho rằng, về nguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết, bởi vì nó là “sử thi của thời đại chúng ta”, tức là sử thi của cái hiện tại, cái đang hàng ngày hàng giờ đổi thay, bởi vì điều quan trọng đối với nó là sự tiếp xúc tối đa với cái thực tại dang dở “chưa xong xuôi”, cái thực tại đang thành hình, cái thực tại luôn bị đánh giá lại, tư duy lại. Tuy thường gặp những kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến v.v. tiểu thuyết vẫn không chịu được những chế định chặt chẽ, nó không có quy phạm cố định và người viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau.

Nghệ thuật kể chuyện:

  • Cũng như các hình thái tự sự khác, tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể thông qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng “tôi”, cũng có thể là một nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật.

 

Các tác phẩm tiểu thuyết:

  • Việt điện u linh
  • Lĩnh Nam chích quái
  • Thánh Tông di tháo
  • Truyền kỳ mạn lục
  • Truyền kỳ Tân Phả
  • Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác
  • Tắt đèn (1973), Hoàng Lê thống nhất chí (1942) của Ngô Tất Tố
  • Gánh hàng hoa (1934), Đời mưa gió (1943), Nắng thu (1934) của Nhất Linh
  • Giông tố (1936), Vỡ đê (1936), Số đỏ (1936), lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938) của Vũ Trọng Phụng.

Cửa song (1966), Dấu chân người lính (1972), miền cháy (1977), mảnh dắt tình yêu (1987) của Nguyễn Đình Thi.

Vùng biên ải (1983), Trăng non (1984), mưa mùa hạ (1982) của Ma Văn Kháng

Bình luận về bài viết này

Information

This entry was posted on 24.03.2015 by and tagged .

Điều hướng

Liên hệ

Emai: tuhaodantocviet@gmail.com

Điện thoại:
01222876903
01268703090
01666353064

Địa chỉ

1-202-555-1212
Lunch: 11am - 2pm
Dinner: M-Th 5pm - 11pm, Fri-Sat:5pm - 1am