VĂN HỌC VIỆT NAM

NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC VIỆT

TRUYỆN NGẮN

tn

Đặc điểm:

  • Ðây là loại văn xuôi tự sự có hình thức ngắn gọn. Tuy nhiên, đặc trưng của truyện ngắn không phải chỉ vì nó ngắn mà chủ yếu là cách nắm bắt và thể hiện hiện thực cuộc sống. Nhà văn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Trong truyện ngắn, nếu nhà văn đặt quá nhiều vấn đề, câu chuyện sẽ dễ bị loãng. Tập trung về sự kiện, tập trung về chủ đề, về ấn tượng là yêu cầu của truyện ngắn
  • Nhân vật của truyện ngắn thường không nhiều và cuộc đời của nhân vật cũng thường chỉ được miêu tả như một khoảnh khắc, mảnh nhỏ nhưng lại có ý nghĩa trong cả cuộc đời nhân vật nên nhịp điệu truyện ngắn khẩn trương, gấp rút, có nhiều yếu tố bất ngờ, chuyển đoạn đột ngột trong giới thiệu, bố cục, kết thúc câu chuyện

Kết cấu:

  • Truyện ngắn phải có cốt truyện, nghĩa là phải có các sự kiện, tình tiết, các biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia, hoặc là cái này làm nảy sinh cái kia, dồn đẩy nhau đến điểm đỉnh của mâu thuẫn, buộc phải giải quyết, giải quyết xong vấn đề thì truyện kết thúc.
  • Truyện ngắn có khả năng thể hiện nhân vật trong một phần hoặc toàn bộ cuộc đời ; miêu tả tính cách, số phận nhân vật qua hình dáng, tâm trạng, lời nói và hành động biểu hiện hằng ngày hay trong những tình huống, biến cố đặc biệt. Tùy theo cách kể của tác giả mà nhân vật có thể được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết trong sinh hoạt lẫn đời sống tâm lí, qua cách sử dụng ngôn ngữ
  • Với dung lượng nhỏ hơn truyện vừa và cốt truyện gồm những sự kiện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, truyện ngắn thường được người đọc đọc liền một mạch không nghỉ. Truyện ngắn thường miêu tả một mảng của cuộc sống, một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một mặt của vấn đề nào đó trong xã hội. Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề và khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật, truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén để trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn xuất sắc vẫn có thể biểu hiện được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn.

Nghệ thuật kể chuyện:

  • Sự phong phú, linh hoạt về ngôn ngữ. Truyện ngắn có nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ của người kể còn có ngôn ngữ nhân vật, mỗi nhân vật lại có đặc điểm ngôn ngữ riêng. Bên cạnh lời đối thoại giữa các nhân vật còn có lời độc thoại nội tâm của từng nhân vật. Lời kể có khỉ là lời tác giả, có khi lại hòa nhập vào lời nhân vật và ngược lại. Vì vậy mà ngôn ngữ trong truyện ngắn sinh động và đa dạng.
  • Truyện ngắn thông qua lời kể và lời miêu tả của tác giả để tái hiện những việc làm, những biến cố xung quanh cuộc đời của một hay nhiều nhân vật. Thông qua đó nhằm dựng lại một bức tranh đời sống trong giai đoạn lịch sử nào đó đang diễn ra một cách khách quan. Từ đó bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá thái độ và quan điểm của người viết về một vấn đề xã hội nào đó.

Tác phẩm tiêu biểu:

  • Sống chết mặc bay (1918) của Phạm Duy Tốn
  • Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
  • Chí Phèo của Nam Cao
  • Vợ nhặt của Kim Lân
  • Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan
  • Mảnh Trăng cuối rừng của Nguyễn Minh
  • Chống nạn lên đường (1930), Một cái chết (1931), Bộ răng vàng (1936), Lấy vợ xấu (1937), Một đồng bạc (1939) của Vũ Trọng Phụng.
  • Hai dòng sữa (1943), Miếng bánh (1945), Địa ngục và lò lửa (1946-1961) của Nguyên Hồng.
  • Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), sợi tóc (1942) của Thạch lam

Bình luận về bài viết này

Information

This entry was posted on 24.03.2015 by and tagged .

Điều hướng

Liên hệ

Emai: tuhaodantocviet@gmail.com

Điện thoại:
01222876903
01268703090
01666353064

Địa chỉ

1-202-555-1212
Lunch: 11am - 2pm
Dinner: M-Th 5pm - 11pm, Fri-Sat:5pm - 1am