VĂN HỌC VIỆT NAM

NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC VIỆT

KÝ VĂN HỌC

ED0309~Patio-Posters

Khái niệm: Ký văn học là thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất. Tác phẩm ký vừa có khả năng đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa sâu sắc của nghệ thuật.

Đặc điểm:

  • Tính chất cơ động của thể ký còn thể hiện ở chỗ ký có khả năng bám sát cuộc sống, phản ánh linh hoạt hiện thực bằng nhiều dạng thức khác nhau.
  • Ký cũng không gò bó người viết trong một phương thức biểu hiện và một phong cách duy nhất mà mở rộng, thừa nhận nhiều hình thức và nhiều phong cách sáng tạo (chân thực, tình cảm, giàu cảm xúc, duyên dáng, tinh tường trong quan sát, chắt chiu trân trọng với hiện thực khách quan, sắc sảo và độc đáo trong cách nhìn ngắm cuộc đời…). Các thể ký văn học luôn được mở rộng khả năng sáng tạo cho phù hợp với tính chất phong phú của đối tượng miêu tả. Tùy theo hình thức khác nhau của đối tượng miêu tả, nghệ thuật ký có cách xử lý và tái hiện riêng cho phù hợp
  • Dù được hình thành từ nguồn gốc ghi chếp và sáng tạo nào, ký văn học phải là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng: sự thật của đời sống và giá trị nghệ thuật. Không gắn với sự thật xác thực của đời sống, kí dễ chơi vơi và tự xóa đi ranh giới giữa mình và thể loại khác
  • Đặc điểm mấu chốt xác định ranh giới giữa các thể ký văn học với các thể loại khác là ở chỗ viết về cái có thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. Có thật này có lúc thuộc về khách thể và cũng có khi thuộc về chủ thể sáng tạo. Ở hình thức nào tính xác thực của nó cũng được tôn trọng

Tác phẩm tiêu biểu:

  • Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác
  • Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ
  • Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký
  • Bài phóng sự của nhà văn Tam Lang: Tôi kéo xe (1932), Đêm song Hương (1932), Lọng cụt cán (1939), Người …ngượm (1940)…
  • Bài phóng sự của Vũ Trọng Phụng: Cạm bẫy người (1938), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy, cơm cô, Lục xì (1937), Một huyện ăn tết (1938)
  • Phóng sự của Ngô Tất Tố: Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940)
  • Phóng sự Ngọn đèn dầu lạc của Nguyễn Tuân
  • Tùy bút Chiếc lư đồng mắt cua Nguyễn Tuân (1941)
  • Du ký Một chuyến đi (in báo 1938, in sách 1941)
  • Nhật ký Đặng Thùy Trâm
  • Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

Phân loại ký:

Bình luận về bài viết này

Liên hệ

Emai: tuhaodantocviet@gmail.com

Điện thoại:
01222876903
01268703090
01666353064

Địa chỉ

1-202-555-1212
Lunch: 11am - 2pm
Dinner: M-Th 5pm - 11pm, Fri-Sat:5pm - 1am